banner 1
banner 2
banner 3
banner 4

[Bình Phước] Giáo Viên Mầm Non Cần Biết Những Gì ?

   Đi đôi cùng với sự phát triển kinh tế gắn liền với phát triển giáo dục, trong những năm trở lại đây nước ta có rất nhiều chính sách ưu tiên đặc thù cho ngành sư phạm. Đó sẽ là cơ hội để các bạn yêu trẻ nhỏ có điều kiện để tham gia học tập và tu dưỡng nghề nghiệp. Không chỉ có vậy, ngành sư phạm mầm non đang là một ngành học "hot", được đánh giá là một ngành học có triển vọng và cơ hội việc làm sẽ cao hơn đối với những nhóm ngành nghề khác. Vậy để trở thành một người giáo viên mầm non tốt, trước hết bạn cần có sự am hiểu và có cái nhìn tổng quát, có chiều sâu nhất về nghề sư phạm.

KỸ NĂNG ỨNG XỬ 

   Kỹ năng ứng xử sư phạm là yêu cầu quan trọng đối với mỗi một người giáo viên, đặc biệt là các giáo viên mầm non. Sự ứng xử khéo léo của giáo viên có sự ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Tuy nhiên, thực tế giao tiếp sư phạm rất đa dạng và cũng có nhiều tình huống khác nhau yêu cầu người giáo viên phải linh hoạt, khéo léo và am hiểu sâu sắc về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. 

NHỮNG TIÊU CHUẨN NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON

- Phẩm chất nhà giáo, bao gồm các tiêu chí sau: đạo đức nhà giáo, phong cách nhà giáo
- Phát triển chuyên môn nghiệp vụ, gồm các tiêu chí sau: phát triển chuyên môn bản thân, xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục theo hướng phát triển toàn diện trẻ em, nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em...
- Xây dựng môi trường giáo dục, bao gồm các tiêu chí: xây dựng môi trường giáo dục an toàn lành mạnh, thân thiện, thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường.
- Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và với cộng đồng. Gồm các tiêu chí: phối hợp với cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ và cộng đồng nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em...
- Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Liên Thông Đại Học Sư Phạm Mầm Non Tại Bình Phước 

CẦN DỊU DÀNG-CẢM THÔNG VỚI TRẺ

   Trẻ ở độ tuổi học mầm non thường rất hay nhạy cảm và bước đầu làm quen với mọi thứ nên sẽ có nhiều câu hỏi cũng như khá nhiều lý do để khóc hoặc giận dỗi không lý do. Chính vì vậy, là một giáo viên bạn cần phải có sự kiên nhẫn tìm hiểu cũng như giải thích và khuyên nhủ trẻ. Vậy nên giáo viên cần phải dịu dàng - cảm thông với trẻ sẽ được trẻ yêu quý và tin tưởng hơn là một giáo viên giỏi nhưng lại không có sự gần gũi với trẻ.

CÓ LÒNG YÊU TRẺ VÀ TINH THẦN TRÁCH NHIỆM CAO

   Đối với trẻ ở độ tuổi mầm non thì giáo viên có thể được xem như là tấm gương để định hướng nhân cách cho trẻ. Bằng những lời giải thích, lời khuyên hay những quát mắng trước những lỗi lầm của trẻ có thể sẽ gây ảnh hưởng đến chúng mãi về sau. Bởi vậy, giáo viên mầm non là một nghề đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao, nói đến tinh thần trách nhiệm nghe thì có vẻ lớn lao nhưng nó chính là kết quả sau khi hết mình với công việc. 
   Giáo viên là người tiếp xúc, chăm sóc, dạy dỗ và trò chuyện với trẻ hàng ngày, vậy nên cô có thể nắm được tính tình của từng trẻ. Có được điều đó là nhờ vào sự tìm hiểu, gần gũi giữa cô và trẻ thường xuyên, để biết thì thậm chí họ còn xem trẻ như con em của bản thân mình.

CÓ LÒNG KIÊN NHẪN, BIẾT KIỀM CHẾ BẢN THÂN

   Ở một người giáo viên mầm non thì không thể thiếu lòng kiên nhẫn, vì khi không có lòng kiên nhẫn thì khó có thể quan tâm và chia sẻ với trẻ đối với những gì mà chúng thổ lộ. Ắt hẳn chúng ta sẽ luôn nhớ đến một người thầy, người cô mà đã luôn động viên, khuyên nhủ ta hơn là một người giáo viên có chuyên môn giỏi nhưng lại không biết chia sẻ và thông cảm. Ngược lại, đối với trẻ thì cách hành xử của trẻ dựa trên bản năng, tức là trẻ làm theo những gì bản thân muốn làm chưa hình thành suy nghĩ logic và việc làm đó có lợi hay có hại. 
   Một người giáo viên kiên nhẫn biết cách kiềm chế bản thân trước những hành động non trẻ và sẽ có được những định hướng suy nghĩ đúng đắn cho trẻ hơn.

I. CHUYÊN NGÀNH - HỆ ĐÀO TẠO

1. Chuyên ngành: Sư phạm giáo dục mầm non

2. Hệ đào tạo: Vừa làm vừa học

3. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển 

4. Địa điểm học: Trường Trung Cấp Kinh Tế - Kỹ Thuật Bình Phước

II. THỜI GIAN KHAI GIẢNG - THỜI GIAN HỌC

- Trường tuyển sinh liên tục và khai giảng thường xuyên khi đủ lớp
- Thời gian học: vào tối thứ 7 và ngày Chủ nhật

III. THỜI GIAN ĐÀO TẠO

- Cao đẳng liên thông Đại học: 2 năm (4 học kỳ) 
- Trung cấp liên thông Đại học: 3 năm (6 học kỳ)

===> Chỉ chấp nhận cùng ngành liên thông hoặc các ngành khác liên thông nhưng trong khối ngành sư phạm. 

IV. HỒ SƠ DỰ THI

Phiếu đăng ký học liên thông đại học/văn bằng 2 đại học (theo mẫu của trường)
- Bản sao công chứng Bằng ĐH, CĐ, TC
- Bảng điểm tốt nghiệp ĐH, CĐ, TC...
- Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan làm việc)
- Bản sao công chứng Giấy khai sinh
- 03 ảnh 3×4
- 02 CMND photo công chứng

THÔNG TIN LIÊN HỆ: 

Trường Trung Cấp Kinh Tế - Kỹ Thuật Bình Phước
Đ/C: Đường Phan Bội Châu, Phường Tân Bình, Tp. Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước.
ĐT Văn phòng: 027 1650 1868 - 027 1650 8868
Hotline: 0974 777 412
Zalo: 0974 777 412




http://www.lienthongdaihocchinhquy.com/p/ang-ky-truc-tuyen-quan-6.html